phòng tránh virus khi online
Chắc các bạn đã từng có lần run rẩy khi mở máy tính lên và thấy nó chạy lặc lè như cụ già 101 tuổi. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn phòng tránh các nguy cơ nhiễm virus từ internet.
Đây chỉ là tổng hợp các kinh nghiệm của mình thôi. Mình cũng không học gì về công nghệ thông tin cả, có gì sơ suất thì góp ý cho mình nhé ^O^
Để đơn giản hóa vấn đề, mình sẽ gọi tất cả những thứ gây hại cho máy tính là virus (thằng mặt đỏ xí trai trên kia kìa). Internet là kho tài nguyên khổng lồ song nó cũng ẩn chứa hàng tỷ cái bẫy. Không ai đặt biển báo nhưng bạn có thể *đánh hơi* được nó nhờ một số nguyên tắc/mẹo sau:
Nguyên tắc thứ nhất: Không có gì là miễn phí cả
Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng áp dụng được là cả 1 vấn đề vì khi lòng tham đã nổi lên rồi thì rất khó để phân biệt. Hãy cảnh giác với bất cứ thứ gì miễn phí đến từ Internet. Ở đây mình đang đề cập đến những thứ *miễn phí* nhưng lại có *giá trị*. Thường thấy nhất là các chương trình like/share/điền thông tin cá nhân để nhận quà. Có thể bạn nghĩ rằng cứ tham gia, dù là lừa đảo thì mình cũng có mất gì đâu. Thực tế bạn đã giao thông tin cá nhân của mình (và cả bạn bè) cho những tổ chức chuyên spam. Đừng quá ngạc nhiên khi số lượng tin nhắn quảng cáo, tặng bài hát đổ dồn về điện thoại hoặc hòm thư của bạn ngập tràn thư rác.
Kiểu thứ hai là nhắn tin trúng thưởng. Mình từng dính 1 cú lừa bốc thăm iphone :)) Hôm đó vừa ngủ dậy, mò lên u2b coi video được bao nhiêu comment (xí xọn) thì 1 cái pop-up (cửa sổ quảng cáo) nhảy ra. Vì cửa sổ đó bật ra từ u2b, lại có logo cực giống u2b + cảm giác lơ ngơ ngái ngủ nên mình đã làm theo nó. Sau 1 hồi bắn chai bia nó thông báo mình đã trúng iphone, mời nhắn tin để xác nhận thông tin. Mình nhắn xong, ngáp dài ngáp ngắn không thấy gì. Ra rửa mặt xong kiểm tra thấy mất tiêu 15k điện thoại =)) Nhìn lên màn hình thì cái trang đó địa chỉ lạ hoắc.
Tóm lại là ở đời không ai cho không ai thứ gì. Tránh xa các thể loại hack, cheat, kiếm tiền nhanh.
Nguyên tắc thứ 2: Luôn nhìn thanh địa chỉ
Khi website yêu cầu bạn nhập ID và mật khẩu, bạn hãy nhìn lên thanh địa chỉ xem nó có đúng là trang web thật không. Các hacker có thể tạo ra 1 trang web có giao diện y hệt + địa chỉ na ná, khi nhập ID và pass vào coi như bạn đã dâng tài khoản cho họ.
Nguyên tắc thứ 3: Uy tín cộng đồng
Ví dụ bạn muốn download một phần mềm nào đó (cr@ck thì càng nên lưu ý)
Thao tác đầu tiên ắt hẳn là nhờ google ca: Phần mềm ABC full cr@ck
Sau khi google trả kết quả bạn nên lưu ý:
- Trang web nào mà cụ gg đã bảo *có chứa mã độc hại có thể gây nguy hiểm* thì đừng cố mà lao vào.
- Chọn trang web uy tín để trao thân gửi phận. Ví dụ như các diễn đàn nổi tiếng. Độ nổi tiếng xét trên thời gian tồn tại, số thành viên,... Thậm chí 1 số tiêu chí thẩm mĩ cũng có thể đánh giá được độ uy tín của website: nếu bạn vào 1 website mà giao diện chắp vá, thiếu ảnh chỗ này, link hỏng chỗ kìa thì có thể đánh giá web đó không được chăm chút lắm.
- Chọn trang nguồn để download. Mỗi tài nguyên đưa lên thường được các sao chép lại và đăng lên web khác. Bạn nên chọn trang nguồn (nơi đầu tiên upload) để down. Các bản copy kia không có giá trị và có thể bị chèn virus vào link. Hơn nữa, topic nguồn có rất nhiều thứ quý báu như: tác giả topic thường xuyên theo dõi, sửa lỗi, update. Nếu có gì không hiểu bạn có thể hỏi tác giả luôn.
Nếu không xác định được đó có phải trang nguồn hay không, bạn có thể dựa vào một số mẹo sau:
- Tác giả bài viết: Bạn hãy để ý thời gian gia nhập diễn đàn, số bài post, số thank mà tác giả nhận được. Đây là căn cứ xác định uy tín của tác giả. Nếu tác giả đã bị ban nick thì né khẩn trương nhé :v
- Số người cảm ơn bài viết đó: Càng đông càng tốt.
- Đọc comment: xem xem phần mềm đó có lỗi gì, pass sai, ... và nhất là nếu có virus thì sẽ có người comment chửi bới ^^
Nếu thứ bạn download chẳng có bất cứ căn cứ nào để đánh giá thì hãy tự hỏi bạn có thực sự nhất định phải có phần mềm đó không? Lợi ích mang lại có xứng đáng để mạo hiểm không?
Một số mẹo khác:
- Tránh xa các phần mềm của Trung Quốc
- Bạn có thể dùng các phần mềm diệt virus như AVG Anti-Virus, Avast, Avira, Kaspersky. Những phần mềm này đều có phiên bản miễn phí. Cá nhân mình rất anti BKAV. Hồi mới dùng máy tính mình được tư vấn xài cái này. Quét virus lúc nào cũng ra mấy chục ngàn con, kêu chít chít hoành tráng. Quét xong chạy còn chậm hơn lúc chưa quét =)))) Với lại bác Quảng Nổ đã thành huyền thoại Internet rồi, mất hết cả niềm tin.
- Khi cài đặt phần mềm, bạn chú ý những dòng nó hỏi bạn có muốn cài thêm cài này cái nọ không, Bây giờ các phần mềm rất hay hỏi cài toolbar, trình duyệt.
Công phu của bần tăng đã truyền hết cho các thí chủ rồi. Có tu thành đắc đạo hay không còn phụ thuộc vào số phận. Chỉ biết là bần tăng 1 năm phải cài lại win ít nhất 1 lần =))))))))))))